Người Đối Diện - Kỹ Năng Nghề Bếp

Người đối diện- trang chia sẻ các nguyên tắc, kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng trong nghề bếp. Nới đây, bạn sẽ được tham khảo những kinh nghiệm nấu ăn của các đầu bếp nổi tiếng. Hãy cùng nguoidoidien.hatenablog.com phát triển nghề bếp lên một tầm cao mới.

Bạn Đã Biết Học Nghề Bếp Ở Đâu Tốt Nhất Chưa?

Đối với các Đầu bếp chuyên nghiệp tương lai, việc lựa chọn học nghề Bếp ở đâu tốt nhất rất quan trọng, vì đây là nền tảng vững chắc để bạn luôn làm tốt công việc của mình, dễ dàng thăng tiến hơn. Bạn đang có ý định theo đuổi nghề Đầu bếp? Bạn đã biết đơn vị đào tạo nào là tốt và phù hợp nhất với mình chưa?

Read more

Điểm Mặt Gọi Tên Các Đầu Bếp Nổi Tiếng Nhất Thế Giới

Không phải ngay từ đầu đã đứng ở đỉnh cao của sự nghiệp, các Đầu bếp giỏi nhất thế giới này cũng phải trải qua quá trình tôi luyện từ những điều nhỏ nhất. Chính vì thế, bên cạnh kỹ thuật hay giúp người trẻ học hỏi trau dồi năng lực, câu chuyện của họ còn truyền cảm hứng cho những ai muốn gắn mình với “kiếp lắc chảo”.

Read more

Các Chức Danh Trong Bộ Phận Bếp Nhà Hàng, Bạn Đã Biết?

Bếp là bộ phận quan trọng nhất của nhà hàng, là nơi làm ra sản phẩm món ăn chất lượng phục vụ thực khách. Vì vậy, để làm tốt công việc của một nhân viên Bếp, bạn phải hiểu rõ về các chức danh trong bộ phận Bếp, nơi mình làm việc hàng ngày. Nếu bạn chưa có nhiều thông tin, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Read more

Học Phí Nghề Đầu Bếp Năm 2018 Có Gì Thay Đổi?

Học phí nghề Đầu bếp là vấn đề được quan tâm hàng đầu của những ai đang có ý định theo đuổi công việc này. Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn trường học nấu ăn nào phù hợp với tài chính cá nhân mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo? Hãy cùng tham khảo nhu cầu học tập nghề Bếp qua bài viết dưới đây.

Read more

Wolfgang Puck Là Ai? Nghe Chuyện Đời Của Đầu Bếp Xuất Sắc

Wolfgang Puck là ai? Ông là một Đầu bếp xuất sắc và nổi tiếng trong làng ẩm thực thế giới. Nhắc đến vị đầu bếp nổi tiếng này, người ta sẽ nhớ ngay tới người đã tạo bước ngoặc khi thiết kế nhà hàng mở để giao lưu cùng thực khách, tác giả của những cuốn sách bán chạy… và hơn hết là Đầu bếp nắm giữ rất nhiều công thức nấu ăn bí mật ai cũng “thèm” có được.

Read more

Các Trang Web Dạy Nấu Ăn Nổi Tiếng Mà Bạn Nên Biết

Những trang web nấu ăn là kho tàng kiến thức hữu ích giúp bạn bổ sung thêm hiểu biết về ẩm thực, “tuyệt chiêu” chế biến hay giúp món ăn hoàn hảo hơn. Dù bạn là người có tâm hồn ăn uống, yêu thích nấu nướng hay là Đầu bếp chuyên nghiệp đích thực thì cũng nên biết các website dạy nấu ăn nổi tiếng này để biết rõ hơn về những yêu cầu của nghề nấu ăn, những món ăn ngon mà được các website nấu ăn chia sẻ.

Read more

Nghề Đầu Bếp Thi Khối Nào? Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Theo Nghiệp “Lắc Chảo”

Nghề Đầu bếp thi khối nào? Thi bao nhiêu điểm mới đậu? Cần có yêu cầu gì riêng để theo học nghề Bếp hay không? Đây là những thắc mắc phổ biến mà chúng tôi tổng hợp được từ các bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp “chơi với dao, đùa với lửa” dài lâu. Nếu bạn cũng đang tò mò thì hãy đọc ngay bài viết này để giải đáp thắc mắc nhé.

Read more

Trả Lời Câu Hỏi “Nghề Đầu Bếp Có Tương Lai Không?”

Nếu nghề Bếp là một nghệ thuật thì chắc hẳn người Đầu bếp chính là những người nghệ sĩ tài ba, họ chọn sáng tạo nghệ thuật với nguyên liệu thực phẩm để tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Thế nhưng, trước thực trạng lao động ngành F&B hiện nay, câu hỏi vẫn luôn là “nghề Đầu bếp có tương lai không?”

nghề đầu bếp
Nghề Đầu bếp đang nhận được nhiều sự quan tâm - Ảnh: Internet

Đầu bếp là nghề chưa bao giờ lỗi thời. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con người cũng tăng cao. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Nhà hàng – Khách sạn, nhân lực Đầu bếp chất lượng đang thiếu hụt. Để làm tốt công việc của một người Đầu bếp, không phải chỉ cần có đam mê là đủ, bạn phải rèn luyện đầy đủ những kỹ năng cần thiết của nghề.

Con đường chinh phục nghề Đầu bếp là một chặng đường đầy gian nan, thử thách. Những người yêu nghề phải dùng toàn bộ niềm đam mê và bản lĩnh của mình để vượt qua những khó khăn đó.

Áp lực của người Đầu bếp

Đầu tiên phải kể đến đó là áp lực về chuyên môn. Những người có thực lực tốt mới có thể sáng tạo nên những món ăn đạt được độ thơm ngon và gây thu hút với thực khách. Chuyên môn của bạn sẽ được đánh giá bằng sự hài lòng của khách và doanh thu của nhà hàng nơi bạn làm việc.

Đầu bếp là công việc không có ngày nghỉ lễ như những công việc văn phòng khác. Bởi, ngày lễ cũng chính là thời điểm một lượng lớn khách đổ về các nhà hàng, quán ăn. Áp lực công việc trong mùa cao điểm, lượng khách đông, thiếu nguyên vật liệu,… đòi hỏi Đầu bếp phải bình tĩnh giải quyết công việc để cung cấp món ăn cho khách hàng đúng thời hạn.

Sự phát triển của ngành F&B dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của các nhà hàng. Áp lực trong nội bộ nghề đòi hỏi các Đầu bếp không ngừng cố gắng để đạt được thành tích cao nhất. Những Đầu bếp giỏi sẽ được đứng trong căn bếp sang trọng, cao quý nhất. Rào cản về ngoại ngữ cũng trở thành một áp lực đối với những ai đang làm việc trong nghề Bếp. Trình độ ngoại ngữ tốt cho phép người Đầu bếp vươn xa hơn, có cơ hội được giao lưu, học hỏi tinh túy ẩm thực của các nước bạn để sáng tạo nên món ăn mang thương hiệu cá nhân.

Nghề Đầu bếp có tương lai không?

Tương lai của nghề Đầu bếp
Tương lai của nghề Đầu bếp phụ thuộc vào sự nỗ lực của bạn - Ảnh: Internet

Mặc dù áp lực của Đầu bếp là không nhỏ, nhưng bù lại tương lai của nghề vẫn đang trên đà phát triển. Hiện nay, nghề Bếp đang là một trong những ngành nghề thiếu nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng. Thu nhập và chế độ đãi ngộ của Đầu bếp khá tốt. Trung bình lương cơ bản của nhân viên bếp dao động từ khoảng 4,5 – 6 triệu VNĐ, sau quá trình tích lũy kinh nghiệm và vươn lên vị trí Bếp trưởng bạn có thể nhận hơn 10 triệu VNĐ mỗi tháng.

Thị trường kinh doanh nhà hàng, quán ăn đang cực kỳ sôi động, sinh viên theo học nghề Đầu bếp ra trường dễ dàng tìm kiếm và có cơ hội được làm việc ở các nhà hàng, quán ăn từ địa phương đến thành thị, cả trong nước và ngoài nước. Những cuộc thi ẩm thực sáng giá đang chờ đón những ai đam mê nghề Đầu bếp cùng trổ tài để khẳng định thương hiệu của mình.

Nếu bạn có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ, bạn hoàn toàn có khả năng thăng tiến rất nhanh trên con đường sự nghiệp của mình. Ngoài làm việc ở những nhà hàng, quán ăn, bạn còn có thể mở một cơ sở kinh doanh ẩm thực của riêng mình.
Nghề Đầu bếp là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, và cả khéo léo. Tất nhiên, không phải con đường đi nào cũng trải đầy hoa hồng. Đọc qua những tâm sự của nghề bếp rồi bạn sẽ thấy nghề bếp vất vả nhường nào. Nhưng tình yêu, niềm đam mê với nghề, bạn phải có niềm tin, tinh thần bản lĩnh và quyết tâm, tương lai của nghề Đầu bếp sẽ luôn mở rộng với bạn. Còn nếu bạn chưa đủ tin tin với khả năng của mình thì hãy ghé thăm những trang web dạy nấu ăn nổi tiếng để cải thiện khả năng của mình

Những Tâm Sự Của Nghề Bếp Ít Ai Biết Đến

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập cao, được làm việc tại các nhà hàng cao cấp,… là mục tiêu của những ai đang theo đuổi nghề Bếp. Tuy nhiên, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, bên cạnh những vinh quang, tâm sự của nghề Bếp dưới đây sẽ cho bạn thấy những khó khăn vất vả mà người Đầu bếp phải trải qua.

Nghề bếp cực kỳ vất vả. Đầu bếp sẽ phải kiểm tra nguyên liệu, thu mua thực phẩm, sơ chế, làm nước sốt, cho đến chế biến món ăn,…Để hoàn thành mọi việc thì họ phải làm việc từ rất sớm nhưng lại về rất muộn.

Người đầu bếp phải vượt qua nhiều áp lực và vất vả để tạo ra món ăn ngon, trang trí đẹp mắt sao cho hợp khẩu vị của thực khách. Và khi không làm hài lòng thực khách khác thì ngược lại, đầu bếp sẽ chẳng thể vui nổi, còn phải chịu áp lực từ nhiều phía: bếp, khách hàng, quản lý,… Vậy để thấu hiểu hơn về những nỗi khó khăn vất vả của nghề bếp thì các bạn hãy đọc những dòng tâm sự nghề bếp dưới đây

ăn là một nghệ thuật
Nếu nấu ăn là một nghệ thuật, người Đầu bếp chính là “nghệ sĩ” - Ảnh: Internet

Từ niềm vui được làm Đầu bếp

Một khi đã bắt tay vào công việc này bạn sẽ nhận ra được nấu nướng là những nghệ thuật rất riêng mà người Đầu bếp sáng tạo nên. Bài học kinh nghiệm có thể đến từ chính sự đam mê và sự gần gũi trong cuộc sống thường ngày.

Đầu bếp Alain Nguyễn đã từng nói: “Cảm giác người ta ăn đồ của mình rồi quay sang khen ngon nó hạnh phúc hơn được cho cả cục tiền”. Là Đầu bếp, niềm vui nhỏ nhặt nhất đôi khi chỉ là nấu những món ăn ngon cho người thân và chính thực khách của mình. Sự hài lòng của khách hàng chính là nguồn động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho người Đầu bếp hoàn thành sứ mệnh của mình.

Hiện nay, với sự phát triển rộng rãi của ngành F&B, nghề Bếp không còn nhàm chán chỉ là đứng ở căn bếp nấu nướng nữa. Những người có kiến thức về Bếp còn có thể đảm nhận công việc như tư vấn dinh dưỡng, trở thành giáo viên dạy nấu ăn, hoặc làm giám khảo trong những cuộc thi ẩm thực, hay thậm chí mở cơ sở kinh doanh riêng. Do đó, nhiều cơ sở giáo dục đã đưa nghề nấu ăn vào để đào tạo thì bài viết Nghề Đầu Bếp Thi Khối Nào? Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Theo Nghiệp “Lắc Chảo” sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này

Nếu nấu ăn là nghệ thuật, thì người Đầu bếp đích thị là “nghệ sĩ”. Nghệ thuật ở đây không đơn thuần là vẻ đẹp tô điểm cho đời mà nó còn mang tính thiết thực, khi đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của con người. Vì những gánh nặng đó, đôi khi nghề Bếp phải chịu những vất vả, nhọc nhằn.

Đến những khó khăn phải vượt qua

Nhìn chung, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà hàng, quán ăn mà mức thu nhập của những Đầu bếp hiện nay là khá cao. Nhưng không phải ai mới vào nghề cũng được đứng ở vị trí Bếp chính. Để được làm Bếp chính rồi lên tới Bếp trưởng, người ta phải trải qua một quãng đường đi dài đầy thử thách.

 vị trí Bếp trưởng
Để đi lên vị trí Bếp trưởng cần một quá trình từ những việc nhỏ nhặt nhất - Ảnh: Internet

Quan điểm “nấu ăn chỉ cần năng khiếu” là hoàn toàn sai lầm. Năng khiếu chỉ là điều kiện giúp việc nấu nướng của bạn thuận lợi hơn. Muốn nấu ăn giỏi và làm nghề chuyên nghiệp, bạn phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản, sáng tạo nghệ thuật ẩm thực cũng cần kỹ thuật và phương pháp đúng mới tạo nên một món ăn chuẩn chất lượng và bắt mắt được.

Để trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải bắt đầu từ công việc phụ bếp, đó là khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng đi sớm về muộn. Những công việc đầu tiên được giao sẽ là cách cầm dao chuẩn, nhặt rau, sắp xếp dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu,… Những ai chưa có tâm trí vững vàng có thể sẽ không vượt qua được giai đoạn này.

Tâm sự của người Đầu bếp cũng chính là áp lực tinh thần mà họ luôn phải đối mặt. Đó là những áp lực về thời gian chế biến món ăn, khi thức ăn không làm hài lòng thực khách, áp lực về doanh thu cho nhà hàng trước sự cạnh tranh quá lớn, hay áp lực từ cấp quản lý,… Những khó khăn này đòi hỏi người làm Bếp phải chuẩn bị sẵn tinh thần vững vàng, đủ bản lĩnh để vượt qua.

Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nghề bếp, các đầu bếp luôn có > câu nói hay về nghề bếp để cổ vũ bản và mọi người cùng cố gắng. Đây là một điều tuyệt vời mà nguoidoidien. hatenablog.com rất khâm phục các đầu bếp.

Nghề nghiệp nào cũng có những niềm vui song hành cùng thử thách. Nghề Bếp cũng vậy, để nhận được niềm vui ấy, người Đầu bếp nhất định phải có cái tâm. Hy vọng, tâm sự của nghề Bếp vừa rồi sẽ giúp chúng ta cảm thông hơn với những người không ngừng cố gắng để mang lại những món ăn ngon cho chúng ta mỗi ngày.

Ghé thăm để nghe những tin tức hot nhất, nhiều nhất về nghề đầu bếp

nguoidoidien.hatenablog.com

Những Yêu Cầu Của Nghề Nấu Ăn Mà Bạn Cần Biết

Nếu Nấu ăn là việc làm thiết thực phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người. Thì nghề đầu bếp là nghề cần thiết để phục vụ nhe cầu đó. Do cuộc sống càng phát triển, nhu cầu này càng tăng cao, đòi hỏi người nấu ăn phải có đủ chuyên môn cần thiết. Vậy yêu cầu của nghề nấu ăn dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi có nên học nấu ăn không đặc biệt là con gái.

Mục đích của nấy ăn là để con người phát triển và duy trì sự sống. Cơ thể chúng ta cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng tốt, tăng cường sức lao động và phòng chống bệnh tật. Điều này đòi hỏi thức ăn hàng ngày phải hợp khẩu vị, chất lượng tốt. Vậy nghề nấu ăn cần những yêu cầu, kỹ năng gì để việc chế biến món ăn trở nên chuyên nghiệp và thuận tiện nhất? 

yêu cầu nghề nấu ăn
Công việc nấu ăn cũng cần những yêu cầu riêng - Ảnh: Internet

Điều kiện lao động

Đặc thù công việc đòi hỏi người nấu ăn phải liên tục đứng trong căn bếp với nhiều sức nóng từ các lò bếp, mùi đặc trưng của nguyên vật liệu, thực phẩm, gia vị. Ngoài ra còn có sự ẩm ướt của không gian, mùi dầu mỡ trong quá trình chế biến. Người nấu ăn hiếm khi được ngồi vì phải di chuyển liên tục giữa các khu vực chế biến.

Từ những công cụ thô sơ, ngày nay đã xuất hiện nhiều trang thiết bị làm bếp hiện đại, đòi hỏi người Đầu bếp phải học hỏi hàng ngày để biết cách sử dụng chúng đúng với chức năng hoạt động của những thiết bị đó.

Thường thì người Đầu bếp sẽ làm việc theo ca. Vì nhu cầu ăn uống của con người là hàng ngày hàng giờ, vì vậy một cơ sở kinh doanh ẩm thực cần có nhiều Đầu bếp được chia ca làm việc phù hợp với thời gian kinh doanh của nhà hàng.

Công việc nấu ăn khá căng thẳng và bận rộn, giờ giấc sẽ không ổn định như những công việc văn phòng. Đặc biệt khi có các sự kiện quan trọng, tiệc chiêu đãi,… người Đầu bếp phải làm việc hết sức mình để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Công việc của người nấu ăn

Để cho ra đời những sản phẩm ẩm thực riêng của mình, người nấu ăn phải thật sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo qua nhiều công đoạn.

  • Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cần thiết cho món ăn. Kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi chế biến.
  • Thực hiện nấu ăn bằng nhiều phương pháp.
  • Trình bày món ăn hấp dẫn thực khách.
  • Bảo quản các loại thực phẩm và thường xuyên làm vệ sinh khuôn viên bếp. 
yêu cầu của nghề nấu ăn giúp việc nấu nướng dễ dàng hơnn
Chuẩn bị tốt yêu cầu của nghề nấu ăn giúp việc nấu nướng dễ dàng hơn - Ảnh: Internet

Những phẩm chất, kỹ năng cần thiết

Đặc trưng của nghề nấu ăn ngoài làm ra những món ăn đúng yêu cầu, còn phải đảm bảo an toàn và hình thức bắt mắt. Những món ăn ngon bổ dưỡng phải đến từ người Đầu bếp có những yêu cầu sau:

  • Sức khỏe tốt, thích công việc nấu ăn, khéo léo, sạch sẽ.
  • Khả năng làm việc theo nhóm và môi trường áp lực cao.
  • Khả năng tổ chức công việc. Kỹ năng này giúp người nấu ăn lên kế hoạch, xây dựng thực đơn và sắp xếp thời gian chế biến hợp lý.
  • Có khướu giác, vị giác chuẩn xác
  • Có gu thẩm mỹ tốt, trình bày món ăn hấp dẫn.
  • Kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi, học hỏi.

Để việc nấu ăn có hiệu quả đúng với nhu cầu hàng ngày của con người, người nấu phải nắm chắc kiến thức chuyên môn kết hợp với những kỹ năng, phẩm chất đặc trưng trong nghề. Với những yêu cầu của nghề bếp và nhu cầu cần thiết của con người về ăn uống thì Nghề Bếp rất có tương lai. Hi vọng, các đầu bếp trẻ nắm bắt được cơ hội để nâng cao tay nghề phát triển sự nghiệp của bản thân

Những Câu Nói, Slogan Hay Về Nghề Làm Bếp Cho Bạn Thêm Sức Mạnh

Nghề Bếp là một nghề đầy vất vả nhưng cũng thật vinh quang. Những câu nói hay về nghề Bếp sẽ là niềm cảm hứng và là nguồn động viên vững vàng cho những ai đang theo đuổi niềm đam mê này. Nếu bạn có ước mơ và đang nung nấu ý định trở thành một Đầu bếp trong tương lai thì những câu nói hay về nghề nấu ăn dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đó.

Thành công của người Đầu bếp là tạo ra những món ăn ngon mỗi ngày với những kỹ thuật nấu ăn của mình. Dẫu nghề có khó khăn, vất vả  nhưng lòng nhiệt huyết với nghề luôn là động lực để người làm bếp vượt qua, đạt được mục tiêu của mình đó là những dòng tâm sự của các đầu bếp. Những lời hay ý đẹp về ăn uống được ra đời ngay tại căn bếp, từ những người Đầu bếp có tâm đã trở thành niềm cảm hứng có sức lan tỏa rộng rãi và mạnh mẽ.

quá trình làm nghề vất vả
Đầu bếp Alain Nguyễn khi nói về quá trình làm nghề vất vả - Ảnh: Internet

Nhắc đến những câu nói hay về nghề bếp, không thể không nhắc đến câu “Tôi luôn nung nấu quyết tâm thành công, nỗ lực học hỏi, lén lút quan sát, mày mò những công thức nấu ăn của những người Đầu bếp kinh nghiệm” - Bếp trưởng Anthony Bourdain, câu nói này là danh ngôn hay về ăn uống hay nhất và là động lực vượt trội dành cho những bạn trẻ yêu nghề Bếp nhưng đang phải đối mặt với khó khăn, thử thách.

Một sự khích lệ tinh thần nữa đến từ nữ đầu bếp hàng đầu Việt Nam, thạc sĩ Ẩm thực và Dinh dưỡng Phan Tôn Tịnh Hải đã nói: “Không ai giỏi ngay lần đầu, không trải qua thất bại thì chẳng biết mùi vị thành công ngọt ngào ra sao.”

Hay với Heston Blumenthal – vị Bếp trưởng đã từng đạt 3 sao Michelin cũng đã từng phát ngôn rằng: “Nấu ăn là phải tập trung, bạn cần học được cái tĩnh trong tâm hồn như bạn đang đi trong một khu rừng vắng, như thế món ăn mới được nấu ra một cách tinh tế nhất”.
Vị đầu bếp nổi tiếng ở chương trình Master Chef, Gordon Ramsay, cũng đã có lời khuyên, căn dặn những Đầu bếp trẻ rằng: “Trong độ tuổi 16 - 29, hãy dành 14 năm đó để tiếp thu kiến thức, kiến thức là tấm hộ chiếu tốt nhất cho mọi việc. Bạn cũng cần xây dựng cho mình một sự tự tin, nấu ăn là một hành trình, nó cũng giống như ngành y vậy. Tôi đã 42 tuổi và vẫn vô cùng hào hứng khi học được những điều mới”.

Ông đã từng nói: “Nấu ăn là một nghề đòi hỏi sức khỏe, gan lì, tầm nhìn và tư duy mở. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi khắp thế giới và thưởng thức những món hảo hạng nhất”.

Đúng thật vậy, nghề Bếp ngoài những kỹ năng cần thiết còn là một sự sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ. Người Đầu bếp phải bước ra ngoài vùng an toàn của mình, chu du khắp thể giới, học hỏi những tinh túy ẩm thực từ bạn bè các nước, và tạo nên những món ăn riêng của mình.

Người yêu thích ăn uống luôn luôn là những người tốt nhất
“Người yêu thích ăn uống luôn luôn là những người tốt nhất” – Julia Child, nữ Bếp trưởng huyền thoại thế giới - Ảnh: Internet

Việc lựa chọn đúng nghề nghiệp mà mình đam mê sẽ giúp bạn có thêm 8 tiếng sống vui vẻ mỗi ngày. Suy nghĩ “Tôi cảm thấy mình rất oách khi cầm cái muôi và chảo lúc làm bếp. Khi yêu một cái gì đó, bạn sẽ không thấy nhàm chán dù công việc cứ lặp đi lặp lại hàng ngày” không chỉ đến từ Đầu bếp Nguyễn Khắc Huy. Đây có lẽ cũng là tư tưởng chung của những người yêu nghề Bếp.

Chắc hẳn trong số những ai đã và đang theo đuổi nghề Bếp sẽ có hơn một lần đứng trước những thử thách lớn nhất trong cuộc đời. Đó chính là ngã ba đường, và một câu hỏi liên tục xuất hiện trong tâm trí, rằng “đi tiếp hay dừng lại?”

Ở những giây phút quyết định, người ta nói hãy nhìn lại lý do mà chúng ta quyết định bắt đầu. Đầu bếp Thomas Keller cho rằng: “Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công đó chính là kiên nhẫn. Không bao giờ bỏ cuộc”. Câu nói là một sự động viên lớn lao dành cho những Đầu bếp trẻ đang phải đối mặt với những ngã rẽ đầy chông gai. Để theo đuổi thành công công việc của người Đầu bếp, bạn phải hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn, thành quả lao động tốt đẹp sớm muộn sẽ thuộc về bạn.

Hy vọng rằng, những câu nói hay về nghề Bếp của những đầu bếp nổi tiếng Việt Nam và Thế giới trên đây phần nào sẽ là sự tiếp sức cho ước mơ trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp qua đó giúp cho nghề nấu ăn ở Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa

Không Nên Bỏ Qua Hai Món Ăn Không Sử Dụng Nhiệt Dưới Đây

Kiến thức cơ bản về ẩm thực hay kĩ thuật nấu ăn cơ bản là nền tảng của một đầu bếp. Hôm nay nguoidoidien.hatenablog.com sẽ giới thiệu các bạn phương pháp chế biến, cách làm các món ăn không sử dụng nhiệt đơn giản ngay tại nhà. Mời các bạn xem qua nhé

Hiện nay, có rất nhiều người ưa chuộng phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. Bới các món ăn chế biến không sử dụng nhiệt đều thông dụng, dễ làm và không bị nóng. Mọi người có thể tham khảo một số cẩm nang nấu ăn dưới đây để chế biến cho cả gia đình cũng thưởng thức.

món ăn không sử dụng nhiệt
Các món ăn không nhiệt ngày càng được nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Internet)

Nem cuốn

Nguyên liệu

  • 500g tôm tươi
  • 300g thịt ba chỉ
  • 500g bún
  • Bánh đa nem (bánh tráng)
  • Rau xà lách, rau thơm, hẹ, giá đỗ, ớt, me, tỏio Lạc (đậu phộng)
  • Bột đao (bột năng)
  • Giấm, đường, tương hạ

Cách thực hiện

Bước 1: Ta rửa sạch tôm và cho vào nồi cùng một thìa cà phê muối. Nấu trong vòng khoảng 10 phút đến khi tôm chín thì ta bóc vỏ, rút bỏ chỉ đất ở lưng. Với thịt thì ta luộc chín và thái cho mỏng. Đồng thời, ta tiến hành rang lạc, xát vỏ và giã vỡ đôi hạt lạc. Mọi người cũng tranh thủ rửa sạch các loại rau và để ra rổ cho thật ráo nước. Ớt, tỏi thì băm nhỏ. Ta khuấy tương hạt với một ít nước để lắng cát (khoảng ½ giờ). Sau đó, vớt hạt tương ra, giã nhuyễn, lọc nước tương qua rây.

Bước 2: Chúng ta tiến hành làm tương chấm theo công thức: tương, bột đao, đường, tỏi, nấu hơi sền sệt, sau đó cho nước me và giấm vào, nêm vừa ăn.

Bước 3: Sau đó, ta lấy bánh đa nem thấm vào nước lọc cho dẻo, để rau xà lách, rau thơm, giá đỗ, bún lên trên, trên cùng đặt dàn đều thịt và tôm. Kế tiếp, ta gấp mép hai bên vào, cuốn lại, trong lúc cuốn đặt cọng hẹ cắt đôi vào giữa. Tùy theo sở thích của mỗi người mà mọi người có thể sử dụng thêm một số loại nguyên liệu khác như trứng tráng, giò lụa, nem chua,...

Bước 4: Cuối cùng, ta trình bày nem cuốn ra đĩa. Bây giờ, mọi người thưởng thức món ăn không sử dụng nhiệt này cùng với bát tương đã được pha sẵn ở trên.  

nem cuốn món ăn không dùng nhiệt
Nem cuốn là món ăn không sử dụng nhiệt được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)

Xà lách trộn giấm

Nguyên liệu

  • 1g rau xà lách
  • 1g giá đỗ sống
  • 1 quả trứng gà
  • 1 củ hành tây
  • 1 quả dưa chuột
  • 1 quả cà chua
  • Các gia vị cần thiết khác: giấm, tỏi, ớt, đường, muối, dầu ôliu

Cách thực hiện

Bước 1: Đầu tiên, ta nhặt và rửa sạch rau xà lách. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mọi người có thể ngâm xà lách với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để cho ráo nước. Đối với cà chua, dưa chuột, hành tây, mọi người cũng tiến hành rửa sạch. Thái mỏng hành tây, còn dưa chuột thì ta bổ làm đôi thọc theo chiều dài của dưa rồi bỏ bớt phần ruột bên trong và thái thành những lát vát, cà chua thái thành những lát mỏng vừa.

Bước 2: Đồng thời cùng lúc đó, bạn luộc trứng gà cho chính rồi thái mỏng để sẵn. Sau đó, mọi người cho hành tây và giá đỗ vào chung trong bát lớn rồi cho muối vào xóc, rồi đổ thêm ít giấm vào đấy để ngâm khoảng 5 phút.

Bước 3: Đây là công đoạn mọi người làm nước dầu giấm để trộn xà lách. Mọi người có thể thực hiện theo công thức: 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê giấm, 1 nửa thìa dầu ôliu, 1 nửa thìa cà phê muối và cho ớt tỏi băm nhỏ vào trộn đều để riêng ra một bát. 

Bước 4: Cho tất cả các nguyên liệu giá đỗ, dưa chuột, hành tây và 1 nửa số cà chua thái lát vào trong bát rồi đổ từ từ nước dầu giấm đã pha chế vào. Dùng tay hoặc đũa trộn cho đều rồi để yên ngâm trong vòng khoảng 10 phút.  

xà lách trộn giấm
Món xà lách trộn giấm có cách thực hiện đơn giản (Ảnh: Internet)

Bước 5: Chúng ta lấy xà lách xếp xung quanh chiếc đĩa và lấy 1 nửa số cà chua còn lại xếp thành vòng tròn trên phần rau xà lách để trang trí món ăn này thêm đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Cuối cùng, bạn chỉ cần cho các nguyên liệu ra đĩa. Như vậy là ta đã chế biến xong món ăn không dùng nhiệt. Các vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện vào nhau làm mâm cơm gia đình bạn thêm độc đáo hơn. 

Bây giờ, Chỉ vài kỹ thuật nấu ăn cơ bản thôi bạn đã có thể chế biến được các món ăn không sử dụng nhiệt các bà nội trợ đã sẵn sàng chế biến 2 món ăn không sử dụng nhiệt trên chưa nào? Chúc mọi người thành công!

Những Kỹ Thuật Nấu Ăn Cơ Bản Bạn Nên Biết

Những Kỹ Thuật Nấu Ăn Cơ Bản Bạn Nên Biết Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào công việc bận rộn, đồ ăn thức uống ngập tràn các loại thức ăn nhanh, thức ăn đường phố… khiến nhiều người không có thói quen tự nấu nướng. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt nhất bạn hãy trang bị cho mình các kỹ thuật nấu ăn cơ bản để dễ dàng tự tay phục vụ chính mình và những người thân yêu.

Những kĩ thuật này đươc các đầu bếp nổi tiếng ở Việt Nam đề cập rất nhiều tới trong các chương trình thực tế. Hôm nay, nguoidoidien.hatenablog.com sẽ tổng hợp lại các kỹ thuật trên để cho các bạn tham khảo nhé.

1. Kỹ thuật nướng

Kỹ thuật nướng

Kỹ thuật nướng làm chín thực phẩm ở nhiệt độ cao. Ảnh: Internet

 Nướng là cách làm chín thực phẩm bằng cách đặt vào môi trường có nhiệt độ cao để thức ăn chín đều từ ngoài vào trong mà không bị cháy, tạo mùi thơm hoặc màu cho thực phẩm. Có nhiều cách nướng như: dùng bếp điện, lò nướng, nướng trực tiếp lên than, lửa hoặc trên một chảo nướng… Để thực phẩm khi nướng không bị cháy, người ta thường dùng thêm các vật liệu hỗ trợ như: giấy bạc, các loại lá bọc… 

2. Kỹ thuật hấp

Thực phẩm được làm chín bằng cách dùng sức nóng của hơi nước với thời gian tương đối lâu là kỹ thuật hấp. Người ta có thể dùng cách bỏ thực phẩm đã được ướp kỹ hay chiên xào qua mỡ vào một dụng cụ riêng là lồng hấp hay nồi hơi để thực hiện. Các dụng cụ để hấp có thể chịu đựng được nhiệt thường làm từ: gốm sứ, thủy tinh, gạch, đá... 

3. Kỹ thuật xào

Kỹ thuật xào

Kỹ thuật xào thường áp dụng để chế biến các loại rau, củ. Ảnh: Internet

Xào là phương pháp làm chín thực phẩm bằng ít chất béo có thể thêm một ít nước dưới tác dụng của nhiệt độ. Các món xào thường được áp dụng phổ biến với là rau củ, còn các loại thực phẩm khó chín như thịt, cá phải được thái mỏng trước khi xào.

4. Kỹ thuật luộc.

Đây là phương pháp làm chín thức ăn bằng cách bỏ thực phẩm vào nồi nước rồi đun trong thời gian tương đối ngắn với độ nhiệt trung bình của lửa để làm thực phẩm chín. Hầu hết các món luộc thuộc loại món ăn phổ thông, dễ chế biến. Mỗi món luộc thường cần có nước chấm ăn kèm phù hợp. Thức ăn được chế biến theo cách này cũng rất lành, tốt cho sức khỏe.

5. Kỹ thuật ninh, hầm

Đây là kỹ thuật thường dùng để làm chín các thực phẩm xơ, cứng, dai như: xương, măng khô, chân giò, gân bò, các loại thực phẩm để nguyên con… Mục đích của kỹ thuật nấu ăn cơ bản này là làm mềm nhừ các loại thực phẩm hoặc để lấy nước dùng. Ngoài ra, các món ninh, hầm thường có thời gian khá lâu. Các món ăn dùng kỹ thuật ninh, hầm như: cháo chân giò, nước dùng phở, chân giò ninh măng, thịt nấu đông…

6. Kỹ thuật chiên

Kỹ thuật chiên

Thức ăn được làm chín bằng kỹ thuật chiên ngập dầu. Ảnh: Internet

Chiên là quá trình làm chín thức ăn trong dầu hoặc chất béo gồm các kỹ thuật cơ bản như: áp chảo, chiên cạn, chiên ngập dầu. Trong đó, áp chảo là cách làm chín món ăn trên một lớp mỡ mỏng hay trên một bề mặt nóng như chảo, lò. Chiên cạn là kiểu chiên sử dụng lớp chất béo khoảng 1/3 đến một nửa thức ăn. Chiên ngập dầu là kỹ thuật làm chín thức ăn hoàn toàn đun sôi ngập trong dầu nóng.

7. Kỹ thuật kho

Kho là kỹ thuật nấu kết hợp giữa việc sử dụng cả chất ẩm và hơi nóng khô để thức ăn được đun cho đến khi cạn nước với nhiệt độ cao, sau đó tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp với lượng nước thích hợp để làm nhừ, tùy theo hương vị của từng loại món ăn. Kho gồm 2 loại: kho khô và kho nước. Kho khô thường hay được sử dụng với các loại cá tanh, kho nước được dùng đối với các loại thịt gia súc, gia cầm hoặc kho cá với các loại rau, quả để lấy nước chấm rau. Các món kho tiêu biểu có thể kể đên như: thịt kho tàu, các món cá kho, tôm kho…

8. Kỹ thuật trộn

Kỹ thuật trộn thường được dùng để chế biến các món như: gỏi, salad… Để thực hiện kỹ thuật trộn, từ các thực phẩm chính có thể được làm sạch và cắt thành miếng nhỏ người ta sẽ phối hợp thêm các nguyên liệu, gia vị, phụ gia  như: tiêu, muối, đường, giấm, các loại nước xốt…Trên đây là những kỹ thuật nấu ăn cơ bản mà nếu nắm được, bạn sẽ dễ dàng chế biến ra các món ăn ngon, đa dạng để có thể chuẩn bị cho mình hoặc người thân trong gia đình những bữa ăn ngon miệng, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng. 

Kỹ Thuật nấu ăn cơ bản cũng là một trong những kiến kiến thức cơ bản về ẩm thực thôi. Không chỉ là đầu bếp mà người nội trợ cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật này để việc nấu nướng bữa anh gia đình thêm nhanh chóng, an toàn hơn. Ngoài ra, các đầu bếp cũng nên tìm hiểu về các loại gia vị nổi tiếng để cho khả năng nấu nướng của mình được cải thiện hơn nhé

Điểm Danh Các Đầu Bếp Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Được nuôi dưỡng trong cái nôi ẩm thực nhiều tinh hoa, nhiều người con đất Việt đã trở thành những đầu bếp nổi tiếng rạng danh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Cùng điểm danh qua các gương mặt đầu bếp nổi tiếng ở Việt Nam dù đang sinh sống và làm việc ở khắp nơi trên thế giới.

Read more

Các Loại Gia Vị Nổi Tiếng Trong Ẩm Thực Âu

Đôi khi, gia vị chính là tinh túy làm nên linh hồn của một món ăn. Trong nền ẩm thực phong phú của châu Âu thì gia vị chính là một nét đặc trưng. Các gia vị châu Âu đa dạng, phong phú và có nhiều tên gọi. Với Đầu bếp Việt, biết và hiểu cách sử dụng, kết hợp các loại gia vị nổi tiếng của ẩm thực Âu là bạn đã một tay chạm vào tinh hoa của nền ẩm thực lâu đời này.

gia vị nổi tiếng
Các loại gia vị nổi tiếng  (Ảnh: Internet)
Read more