Người Đối Diện - Kỹ Năng Nghề Bếp

Người đối diện- trang chia sẻ các nguyên tắc, kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng trong nghề bếp. Nới đây, bạn sẽ được tham khảo những kinh nghiệm nấu ăn của các đầu bếp nổi tiếng. Hãy cùng nguoidoidien.hatenablog.com phát triển nghề bếp lên một tầm cao mới.

Nghề Đầu Bếp Thi Khối Nào? Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Theo Nghiệp “Lắc Chảo”

Nghề Đầu bếp thi khối nào? Thi bao nhiêu điểm mới đậu? Cần có yêu cầu gì riêng để theo học nghề Bếp hay không? Đây là những thắc mắc phổ biến mà chúng tôi tổng hợp được từ các bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp “chơi với dao, đùa với lửa” dài lâu. Nếu bạn cũng đang tò mò thì hãy đọc ngay bài viết này để giải đáp thắc mắc nhé.

Cùng với sự phát triển của Ẩm thực và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các đơn vị kinh doanh lĩnh vực F&B đã thúc đẩy cơ hội việc làm cho nghề nấu ăn. Hiện nay, đây được xem là nghề có nhiều tiềm năng phát triển cho những ai đam mê ẩm thực, thích nấu nướng. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn nghề nấu ăn để theo học. Vậy học nghề Đầu bếp thi khối nào, bạn biết chưa?

theo đuổi nghề Bếp
Nhiều bạn trẻ hiện nay chọn theo đuổi nghề Bếp- Ảnh: Internet

Học nghề Đầu bếp thi khối nào?

Không giống như các nghề khác: Giáo viên, Bác sĩ, Kiến trúc sư… sẽ yêu cầu khối thi cho sinh viên muốn theo đuổi, những ai có khát khao trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp không cần phải lo lắng việc chọn khối nào bởi các đơn vị đào tạo nghề Bếp không yêu cầu bạn trẻ phải thi đầu vào. Điều đó không có nghĩa là không có một yêu cầu nào cho người học nghề Bếp. Để theo học Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần đảm bảo các tiêu chí sau:

- Đủ 14 tuổi trở lên, đủ sức khỏe: Điều 61 của Bộ luật Lao động 2012 quy định rằng, chỉ cần đủ 14 tuổi trở lên là bạn có thể theo học nghề. Song song đó, để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp, hoàn thành tốt công việc thì bạn cần phải có một thể lực tốt, không mắc các bệnh lý về da, truyền nhiễm...

- Yêu nghề và đủ quyết tâm vượt qua khó khăn: Đặc thù công việc của người làm nghề Bếp là bạn phải luôn làm việc với cường độ, áp lực cao và đảm bảo sự sáng tạo, chất lượng món ăn. Thế nên, những khó khăn trong lúc theo học và làm việc chắc chắn sẽ không ít, bạn cần phải đủ đam mê và nỗ lực để vượt qua trở ngại này.

- Kiên nhẫn, có tinh thần cầu tiến: Sự vội vàng sẽ chẳng thể mang lại thành công cho bạn dù theo đuổi bất kỳ nghề nào và Đầu bếp cũng không ngoại lệ. Kiên nhẫn, trau dồi kiến thức và kỹ năng từ từ, nâng cao tinh thần, khả năng sáng tạo… mỗi ngày sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân để làm tốt công việc.

trở thành Đầu bếp giỏi

Muốn trở thành Đầu bếp giỏi cần có thời gian để trau dồi và nâng cao tay nghề- Ảnh: Internet

Cần chuẩn bị những gì để theo học nghề Đầu bếp?

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về nghề Bếp để biết được công việc của từng vị trí, nhu cầu hiện nay của nghề, mức lương khi thăng tiến lên các cấp bậc cao hơn, môi trường làm việc đa dạng hay không… để nắm được kiến thức cơ bản về nghề và lựa chọn hướng đi cho mình cụ thể.

Thứ hai, xác định tinh thần học nghiêm túc. Như đã đề cập ở trên, nghề nấu ăn không hề nhẹ nhàng mà ngược lại còn rất vất vả. Để leo lên nấc thang mà bạn mong muốn là cả một quá trình dài chứ không phải ngày một ngày hai mà có được. Chính vì thế, bạn cần quyết tâm học và trau dồi một cách nghiêm túc để cống hiến hết mình cho nghề Bếp, rồi thành công sẽ gọi tên bạn.

Thứ ba, chuẩn bị tài chính. Theo khảo sát, học phí nghề nấu ăn dao động từ 7 - 12 triệu/cấp đ và thời gian học kéo dài trong 2 - 3 tháng/khóa. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ có được kiến thức và tay nghề để bắt đầu dấn thân vào môi trường làm việc thực tế tại nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam và thế giới.

Thứ tư, lựa chọn đơn vị đào tạo uy tín. Lựa chọn được nơi đào tạo tốt sẽ giúp bạn có được “bàn đạp” vững chắc, tự tin thể hiện năng lực, chinh phục đỉnh cao của nghề.

Giờ thì bạn biết học nghề Đầu bếp không cần thi khối nào cả rồi đúng không? Vậy thì, nếu yêu thích và muốn trở thành người “lắc chảo” chuyên nghiệp, hãy đăng ký để học và trải nghiệm 1 thời gian để cải thiện kỹ năng cần có của đầu bếp nhé