Người Đối Diện - Kỹ Năng Nghề Bếp

Người đối diện- trang chia sẻ các nguyên tắc, kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng trong nghề bếp. Nới đây, bạn sẽ được tham khảo những kinh nghiệm nấu ăn của các đầu bếp nổi tiếng. Hãy cùng nguoidoidien.hatenablog.com phát triển nghề bếp lên một tầm cao mới.

Những Tâm Sự Của Nghề Bếp Ít Ai Biết Đến

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập cao, được làm việc tại các nhà hàng cao cấp,… là mục tiêu của những ai đang theo đuổi nghề Bếp. Tuy nhiên, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, bên cạnh những vinh quang, tâm sự của nghề Bếp dưới đây sẽ cho bạn thấy những khó khăn vất vả mà người Đầu bếp phải trải qua.

Nghề bếp cực kỳ vất vả. Đầu bếp sẽ phải kiểm tra nguyên liệu, thu mua thực phẩm, sơ chế, làm nước sốt, cho đến chế biến món ăn,…Để hoàn thành mọi việc thì họ phải làm việc từ rất sớm nhưng lại về rất muộn.

Người đầu bếp phải vượt qua nhiều áp lực và vất vả để tạo ra món ăn ngon, trang trí đẹp mắt sao cho hợp khẩu vị của thực khách. Và khi không làm hài lòng thực khách khác thì ngược lại, đầu bếp sẽ chẳng thể vui nổi, còn phải chịu áp lực từ nhiều phía: bếp, khách hàng, quản lý,… Vậy để thấu hiểu hơn về những nỗi khó khăn vất vả của nghề bếp thì các bạn hãy đọc những dòng tâm sự nghề bếp dưới đây

ăn là một nghệ thuật
Nếu nấu ăn là một nghệ thuật, người Đầu bếp chính là “nghệ sĩ” - Ảnh: Internet

Từ niềm vui được làm Đầu bếp

Một khi đã bắt tay vào công việc này bạn sẽ nhận ra được nấu nướng là những nghệ thuật rất riêng mà người Đầu bếp sáng tạo nên. Bài học kinh nghiệm có thể đến từ chính sự đam mê và sự gần gũi trong cuộc sống thường ngày.

Đầu bếp Alain Nguyễn đã từng nói: “Cảm giác người ta ăn đồ của mình rồi quay sang khen ngon nó hạnh phúc hơn được cho cả cục tiền”. Là Đầu bếp, niềm vui nhỏ nhặt nhất đôi khi chỉ là nấu những món ăn ngon cho người thân và chính thực khách của mình. Sự hài lòng của khách hàng chính là nguồn động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho người Đầu bếp hoàn thành sứ mệnh của mình.

Hiện nay, với sự phát triển rộng rãi của ngành F&B, nghề Bếp không còn nhàm chán chỉ là đứng ở căn bếp nấu nướng nữa. Những người có kiến thức về Bếp còn có thể đảm nhận công việc như tư vấn dinh dưỡng, trở thành giáo viên dạy nấu ăn, hoặc làm giám khảo trong những cuộc thi ẩm thực, hay thậm chí mở cơ sở kinh doanh riêng. Do đó, nhiều cơ sở giáo dục đã đưa nghề nấu ăn vào để đào tạo thì bài viết Nghề Đầu Bếp Thi Khối Nào? Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Theo Nghiệp “Lắc Chảo” sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này

Nếu nấu ăn là nghệ thuật, thì người Đầu bếp đích thị là “nghệ sĩ”. Nghệ thuật ở đây không đơn thuần là vẻ đẹp tô điểm cho đời mà nó còn mang tính thiết thực, khi đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của con người. Vì những gánh nặng đó, đôi khi nghề Bếp phải chịu những vất vả, nhọc nhằn.

Đến những khó khăn phải vượt qua

Nhìn chung, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà hàng, quán ăn mà mức thu nhập của những Đầu bếp hiện nay là khá cao. Nhưng không phải ai mới vào nghề cũng được đứng ở vị trí Bếp chính. Để được làm Bếp chính rồi lên tới Bếp trưởng, người ta phải trải qua một quãng đường đi dài đầy thử thách.

 vị trí Bếp trưởng
Để đi lên vị trí Bếp trưởng cần một quá trình từ những việc nhỏ nhặt nhất - Ảnh: Internet

Quan điểm “nấu ăn chỉ cần năng khiếu” là hoàn toàn sai lầm. Năng khiếu chỉ là điều kiện giúp việc nấu nướng của bạn thuận lợi hơn. Muốn nấu ăn giỏi và làm nghề chuyên nghiệp, bạn phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản, sáng tạo nghệ thuật ẩm thực cũng cần kỹ thuật và phương pháp đúng mới tạo nên một món ăn chuẩn chất lượng và bắt mắt được.

Để trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải bắt đầu từ công việc phụ bếp, đó là khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng đi sớm về muộn. Những công việc đầu tiên được giao sẽ là cách cầm dao chuẩn, nhặt rau, sắp xếp dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu,… Những ai chưa có tâm trí vững vàng có thể sẽ không vượt qua được giai đoạn này.

Tâm sự của người Đầu bếp cũng chính là áp lực tinh thần mà họ luôn phải đối mặt. Đó là những áp lực về thời gian chế biến món ăn, khi thức ăn không làm hài lòng thực khách, áp lực về doanh thu cho nhà hàng trước sự cạnh tranh quá lớn, hay áp lực từ cấp quản lý,… Những khó khăn này đòi hỏi người làm Bếp phải chuẩn bị sẵn tinh thần vững vàng, đủ bản lĩnh để vượt qua.

Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nghề bếp, các đầu bếp luôn có > câu nói hay về nghề bếp để cổ vũ bản và mọi người cùng cố gắng. Đây là một điều tuyệt vời mà nguoidoidien. hatenablog.com rất khâm phục các đầu bếp.

Nghề nghiệp nào cũng có những niềm vui song hành cùng thử thách. Nghề Bếp cũng vậy, để nhận được niềm vui ấy, người Đầu bếp nhất định phải có cái tâm. Hy vọng, tâm sự của nghề Bếp vừa rồi sẽ giúp chúng ta cảm thông hơn với những người không ngừng cố gắng để mang lại những món ăn ngon cho chúng ta mỗi ngày.

Ghé thăm để nghe những tin tức hot nhất, nhiều nhất về nghề đầu bếp

nguoidoidien.hatenablog.com